KẾ HOẠCH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
Thứ hai - 14/09/2020 19:37
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS AN LẬP Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số: 05/KH-THCS.AL An Lập, ngày 14 tháng 09 năm 2020
KẾ HOẠCH
TỔ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
Năm học 2020 - 2021
Căn cứ công văn số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.
Căn cứ quyết định số 05/QĐ-THCS.AL ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Trường THCS An Lập.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của Trường THCS An Lập, Tổ tư vấn tâm lý học đường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2020-2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Định hướng cho học sinh những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, hoặc những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.
2. Yêu cầu:
Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh.
2. Giới tính và quan hệ với bạn khác giới.
3. Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè.
4. Phương pháp học tập.
5. Kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội.
6. Phòng chống đuối nước, phòng chống tai nạn thương tích về điện, ATGT, thẩm mỹ, v. v…
III. VỀ CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN
1. Hình thức 1: Tổ chức tư vấn tâm lý trực tiếp
1.1. Tư vấn trực tiếp cán bộ tư vấn – cá nhân học sinh.
1.1.1.Mục tiêu:
- Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.
- Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.
- Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
1.1.2.Nội dung:
- Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói…
- Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
1.2. Tư vấn trước đám đông.
1.2.1.Mục tiêu:
- Lắng nghe những khó khăn tâm lý của học sinh.
- Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết.
- Động viên tinh thần học sinh.
1.2.2.Nội dung:
- Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò,…
2. Hình thức 2: Tổ chức buổi nói chuyện các chuyên đề về tâm lý và các nội dung khác:
2.1. Mục tiêu:
- Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.
- Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại.
- Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực.
2.2. Nội dung:
- Tùy thời điểm, Tổ tư vấn tâm lý sẽ tư vấn theo những chuyên đề tâm lý phù hợp.
- Chủ động tư vấn trên chương trình phát thanh măng non.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Quy định về hoạt động:
1.1. Tổ tư vấn hoàn chỉnh các hồ sơ về thành lập, các nội quy hoạt động, danh sách tình nguyện viên (cán bộ, viên chức, giáo viên trong trường). Tổ tư vấn lên kế hoạch và thực hiện về tư vấn tâm lý bên trong nhà trường.
1.2. Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần) do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại phòng làm việc hoặc tại địa điểm của tổ tư vấn đã chọn.
1.3. Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh…Thời gian tư vấn theo nhu cầu học sinh và đúng nội dung theo hàng tháng.
1.4. Tổ tư vấn tổ chức họp vào đầu năm học và định kỳ vào cuối HKI, cuối năm học, ngoài ra còn có các buổi hối ý đột xuất khi có tình hình mới phát sinh. Mỗi tháng, Tổ tư vấn làm báo cáo gửi về văn phòng nhà trường để tổng hợp nắm bắt tình hình.
1.5. Các thành viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao phải ghi biên bản hoặc sử dụng biên bản ghi nhớ, sau khi hoàn thành công việc phải gửi về tổ để lưu trữ và báo cáo Hiệu trưởng.
2. Phân công thành viên như sau:
* Tổ tư vấn gồm các đồng chí sau:
1/ Trần Việt Thắng – Tổ trưởng
2/ Lê Phi Trường – Tổ phó
3/ Trần Văn Tha – Thành viên
4/ Nguyễn Ngọc Ân – Thành viên
5/ 10 Giáo viên chủ nhiệm – Thành viên
* Lịch làm việc cụ thể như sau:
THỜI GIAN |
NỘI DUNG |
PHÂN CÔNG |
HÌNH THỨC |
Tháng 9 |
- Họp tổ tư vấn.
- Tuyên truyền ATGT. |
- Đ/c Thắng
- Đ/c Trường |
- Họp triển khai
- Dưới cờ |
Tháng 10 |
- Vệ sinh môi trường.
- Tiết kiệm điện, nước. |
- Đ/c Trường, Ân
- Đ/c Tha |
- Dưới cờ
- Chuyên đề |
Tháng 11 |
- Bình đẳng giới. |
- Đ/c Trường |
- Phát thanh măng non |
Tháng 12 |
- Giáo dục kỹ năng sống.
- Sơ kết hoạt động tư vấn. |
- Đ/c Danh
- Đ/c Thắng |
- Chuyên đề
- Báo cáo |
Tháng 1 |
- Giới tính và quan hệ bạn bè. |
- Đ/c Trường |
- Dưới cờ |
Tháng 2 |
- Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè. |
- 10 GVCN |
- Sinh hoạt trong lớp |
Tháng 3 |
- Tham gia các hoạt động xã hội, y tế. |
- Đ/c Trường (Yến) |
- Dưới cờ
- Phát thanh măng non |
Tháng 4 |
- Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh. |
- GVCN 9 |
- Tổ chức trong lớp |
Tháng 5 |
- Tổng kết hoạt động tư vấn |
- Đ/c Thắng |
- Họp đánh giá
- Báo cáo |
Ngoài ra các thành viên khác có thể bổ sung nội dung tư vấn, tuyên truyền và lựa chọn hình thức khác phù hợp để thực hiện
3. Hồ sơ lưu trữ:
a. Các quyết định, kế hoạch của nhà trường và của tổ.
b. Các kế hoạch, các bài tuyên truyền;
c. Các biên bản làm việc; các báo cáo của tổ.
Trên đây là kế hoạch hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường của trường THCS An Lập năm học 2020 - 2021.
Nơi nhận: |
TỔ TƯ VẤN |
- Hiệu trưởng (b/c); |
|
- BCH Công đoàn; |
|
- Đoàn TN; |
|
- Đội TNTP; |
|
- Lưu VT. |
|
|
|
Tác giả: TRẦN VIỆT THẮNG
Nguồn tin: TRƯỜNG THCS AN LẬP
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền